Giáp đáp thắc mắc - khiếu nại: 0917.80.80.08

SỰ TÁC ĐỘNG CỦA ÂM NHẠC TỚI NÃO BỘ VÀ CẢM XÚC

18/03/2021 | 887 |
0 Đánh giá

Nghe nhạc là một hình thức khá phổ biến hiện nay,có nhiều bạn nghe nhạc trong lúc đọc sách,nghe nhạc để tập trung vào công việc,hay đơn giãn chỉ là để thư giãn và giải trí.Bên cạnh đó nhiều phụ huynh còn cho các bé tiếp xúc với âm nhạc từ nhỏ nhằm kích thích“trí thông minh”.Vậy có bao giờ bạn thắc mắc rằng âm nhạc tác động tới não bộ của chúng ta như thế nào?Hôm nay Minh Trí Audiopro sẽ giới thiệu đến các bạn những khía cạnh khoa học về sự tác động của âm nhạc đến não bộ và cảm xúc của chúng ta.

 

Âm nhạc là một hiện tượng phổ biến vượt qua mọi biên giới quốc gia, chủng tộc và văn hóa, trở thành một công cụ kích thích cảm xúc và cảm giác mà bất cứ ai cũng có thể lĩnh hội được. Âm nhạc mạnh mẽ hơn nhiều so với ngôn ngữ. Sự hứng thú gia tăng khi não bộ xử lý âm nhạc chính là cách khiến nó trở thành “ngôn ngữ của cảm xúc”. Dù là thông qua phim ảnh, các buổi hòa nhạc, các buổi biểu diễn hay một bộ âm thanh đơn giản trong phạm vi gia đình, âm nhạc có thể khơi gợi và mang tính áp đảo đến nỗi ta chỉ có thể mô tả nó là một phạm trù nằm giữa hiện tượng và tưởng tượng. Nhưng chính xác thì tại sao trải nghiệm của âm nhạc lại có sức ảnh hưởng hơn cả những trải nghiệm từ các phương tiện khác? Và nó có thể gợi lên cảm xúc trong con người  mỗi chúng ta bằng  một số cách sau đây:

 

Âm Nhạc đi vào não bộ bằng cách nào?

Sau khi âm nhạc được đưa vào trong tai chúng ta và đến não, phần thùy não trước và phần thùy thái dương sẽ bị tác động, nhiều tế bào thần kinh khác cũng chịu tác động (giai điệu, cao độ… của bài hát). Sau đó những phần não bộ liên quan đến sự tưởng tượng, trí nhớ, màu sắc, sắc thái sẽ bị tác động. Đôi khi bạn không để ý rằng mình đang hát nhẫm theo một ca khúc nào đó, hay nhớ lại kỉ niệm gắn liền với một bài hát chẳn hạn, thì lúc này âm nhạc đã tác động đến phần trí nhớ tưởng tượng và ngôn ngữ trong não bộ.

 

Âm Nhạc tác động đến não bộ và cảm xúc như thế nào?

Âm nhạc tác động đến nhiều vùng não bộ hơn bất cứ hoạt động nào khác của con người. Âm nhạc có thể được coi như là một loại ảo ảnh nhận thức, cũng giống như cách mà ta lĩnh hội một hình ảnh chắp vá. Bộ não sử dụng cấu trúc và trật tự của chuỗi âm thanh để tạo ra một hệ thống có ý nghĩa hoàn toàn mới. Khả năng tiếp thu âm nhạc của não bộ gắn liền với khả năng xử lý cấu trúc cơ bản. Theo đó, chúng ta sẽ có khả năng suy đoán phần tiếp theo trong bài hát. Tuy nhiên, cấu trúc này cũng nhất thiết phải có yếu tố bất ngờ, tức những đoạn nhạc mà người nghe không thể đoán trước được, bởi nếu quá dễ đoán, chúng sẽ trở thành những âm thanh thiếu cảm xúc.

Các nhà soạn nhạc giỏi có khả năng “thao túng” cảm xúc trong một bài hát bằng cách biết trước được mong đợi của người nghe và kiểm soát khi nào những mong đợi đó sẽ được hoặc không được đáp ứng. Sự thành công của thao tác này là điều gợi lên sự “thăng hoa trong cảm xúc” – một phần không thể thiếu của bất cứ bài hát cảm động nào. Mặc dù dường như có các tính năng tương tự như ngôn ngữ, nhưng âm nhạc thực ra lại khởi nguồn từ những cấu trúc não sơ khai có liên quan đến động lực, phần thưởng và cảm xúc. Dù là những nốt quen thuộc đầu tiên trong Yellow Submarine của The Beatles hay phần beat dạo đầu trong Back in Black của AC/DC, thì não bộ đều đồng bộ các dao động thần kinh với xung âm nhạc (thông qua kích hoạt tiểu não) và bắt đầu dự đoán xem khi nào phần beat sẽ trở nên cao trào hoặc mạnh mẽ hơn. Phản ứng này chủ yếu là trong vô thức. Tiểu não và amidan sẽ bắt đầu xử lý chúng trước cả thùy trán.

Khi mới được sinh ra, não bộ của chúng ta vẫn chưa được phân thành các khu vực của các giác quan khác nhau. Sự phân loại này xảy ra trễ hơn, theo quá trình phát triển của con người. Vì vậy, theo góc nhìn của các em bé, chúng ta giả thiết rằng thế giới là một sự kết hợp giữa màu sắc, âm thanh và cảm xúc. Tất cả được kết hợp thành một trải nghiệm – chính là cảm giác kèm cuối cùng. Sau đó, khi não của chúng ta phát triển, một số khu vực trở nên chuyên về thị giác, thính giác hay khả năng ngôn ngữ.

Âm nhạc còn cho phép chúng ta căn chỉnh thời gian. Qua kinh nghiệm, chúng ta biết rằng âm nhạc không mang tính đe dọa. Vì thế, khi tiếng nhạc vang lên, các thùy trán sẽ xác định rằng chúng mang đến một nguồn cảm xúc vui vẻ. Sự kỳ vọng này tạo nên những dự đoán khi nghe nhạc và cuối cùng dẫn đến phản ứng tự khen thưởng bản thân.

Hơn bất kỳ loại kích thích nào khác, âm nhạc có khả năng gợi lên hình ảnh và cảm xúc mà không nhất thiết phải được phản ánh trực tiếp trong bộ nhớ – chính là “cảm giác kèm”. Đó là lý do vì sao dù nghe nhiều lần, âm nhạc vẫn có một mức độ bí ẩn nhất định, kích thích chúng ta tiếp tục nghe thêm. Lý do cho sức hấp dẫn của âm nhạc gắn liền với các lý thuyết khác nhau về loại “cảm giác kèm” này.

Qua bài viết trên Chúng ta đã thấy được tầm quan trọng, và sự ảnh hưởng đáng kể của âm nhạc đến não bộ của chúng ta. Hy vọng những chia sẻ trên của Minh Trí Audiopro  phần nào giúp các bạn hiểu rõ hơn về sự tác động của âm nhạc đến não bộ và cảm xúc  những lợi ích mà âm nhạc mang lại cho chúng ta, để có thể lựa chọn những thể loại nhạc và thời điểm nghe nhạc phù hợp nhất. 

Mọi thông tin cần tư vấn và đặt hàng xin liên hệ 

Hotline:  0903.99.44.83 - 0939.31.11.22 

VP (028)66500.911 

hoặc Website: http://minhtriaudiopro.com/

Ghé ngay qua Minh Trí Audiopro tại địa chỉ

Công Ty TNHH AMỘT
83/23/12 Đường TX52,KP3, P.Thạnh Xuân, Q.12, TP.HCM

 


Tin tức liên quan

Bình luận
0917.80.80.08