CÓ NÊN GHÉP LOA THANH VÀO HỆ THỐNG HOME THEATER CÓ SẴN
17/03/2021
|
840
|
0 Đánh giá
Sự kết hợp giữa loa thanh và hệ thống home theater có sẵn sẽ gặp phải đôi chút rắc rối khi các hiệu ứng âm thanh bị đan xen và cản trở lẫn nhau.Với một phòng nghe nhìn rộng rãi, có trần cao, hiệu quả âm thanh từ một dàn âm thanh 5.1 với loa vệ tinh dường như là chưa đủ mạnh mẽ. Câu hỏi đặt ra là có thể thêm vào hệ thống đó một loa thanh (soundbar) âm thanh vòm? Liệu hệ thống âm thanh mới kết hợp sẽ hoạt động trơn tru được không? Minh Trí Audiopro sẽ giúp bạn giải đáp trong bài viết dưới đây.
Thật sự, rất ít người thử kết hợp một loa thanh giả lập âm thanh 5 kênh, ví dụ mẫu Polk SurroundBar 360, với một hệ thống 5.1 kênh thực thụ. Bởi vậy, cũng có thể tưởng tượng ra rằng sự kết hợp như vậy sẽ gặp phải đổi chút rắc rối khi các hiệu ứng âm thanh bị đan xen và cản trở lẫn nhau.
Tuy nhiên, nếu ghép một loa thanh 3 kênh với những loa vòm riêng rẽ thì lại không vấn đề gì. Lợi ích ở hầu hết các mẫu loa thanh là chúng có thể nối ghép với một loa siêu trầm. Trong thực tế, nhiều mẫu loa thanh thường đi kèm với một sub có dây hoặc không dây.
Thật sự, rất ít người thử kết hợp một loa thanh giả lập âm thanh 5 kênh, ví dụ mẫu Polk SurroundBar 360, với một hệ thống 5.1 kênh thực thụ. Bởi vậy, cũng có thể tưởng tượng ra rằng sự kết hợp như vậy sẽ gặp phải đổi chút rắc rối khi các hiệu ứng âm thanh bị đan xen và cản trở lẫn nhau.
Tuy nhiên, nếu ghép một loa thanh 3 kênh với những loa vòm riêng rẽ thì lại không vấn đề gì. Lợi ích ở hầu hết các mẫu loa thanh là chúng có thể nối ghép với một loa siêu trầm. Trong thực tế, nhiều mẫu loa thanh thường đi kèm với một sub có dây hoặc không dây.
Theo chuyên gia âm thanh Mark Fleischmann của tạp chí HT, sự khác biệt giữa những mẫu loa thanh với các hệ thống 5.1 hay 7.1 nằm ở việc loa thanh sở hữu bộ xử lý âm thanh vòm trong khi các hệ thống kia chỉ chấp nhận các đầu vào speaker-level. Đề điều chỉnh, với loa thanh, người dùng có thể bổ sung một loa siêu trầm nếu thấy có đường ra "sub out", nhưng có lẽ đó là sự bổ sung duy nhất bởi vì thiết bị cũng không có đường ra cho kênh trung tâm và vòm. Với hệ thống 5.1 hay 7.1 kênh tiếng, người nghe có thể thiết lập lại bằng cách thêm loa và dây dẫn nối đến thiết bị theo ý muốn.
Còn nếu bạn chưa thự sự vừa ý với hiệu quả âm thanh của hệ thống nhà mình thì tốt nhất nên nâng cấp bằng những mẫu loa lớn hơn hoặc tăng thêm sức mạnh cho cả hệ thống bằng ampli mới.
Hiện ở Việt Nam, loa thanh âm thanh vòm vẫn còn là thiết bị audio được ít người quan tâm mặc dù đó là một thiết bị âm thanh có khả năng trình diễn hiệu ứng âm thanh vòm tốt, thiết kế gọn gàng, phù hợp với những không gian nghe vừa hoặc nhỏ, và có thể sắp đặt nhiều vị trí khác nhau cùng với TV màn hình mỏng. Thay vào đó, người chơi có xu hướng tận hưởng âm thanh tập trung từ những hệ thống rời 5.1 hoặc 7.1 kênh.
Một lý do khiến loa thanh chưa phổ biến tại Việt Nam là mẫu mã chưa nhiều, trong khi giá lại tương đối đắt so với các rạp hát phổ thông. Tại các siêu thị điện máy lớn tại Hà Nội, trong số rất nhiều hệ thống rạp hát của Sony, LG hay Samsung, chỉ có duy nhất mẫu loa thanh Samsung HT-WS1R được bày bán với giá khoảng 7 triệu đồng. Còn nếu muốn sở hữu những mẫu cao cấp hơn như Polk SurroundBar 360 (khoảng 40 triệu đồng), người mua phải tìm và đặt hàng từ nước ngoài qua một số cửa hàng uy tín.
Nguồn: V.n Express
Tin tức liên quan
Xem thêm