Giáp đáp thắc mắc - khiếu nại: 0917.80.80.08

ĐỊNH NGHĨA CƠ BẢN VỀ ÂM THANH

25/01/2021 | 1216 |
0 Đánh giá

Âm thanh là một trong những yếu tố tồn tại hiển nhiên nhất trong cuộc sống của chúng ta. Tất cả mọi người đều “nghe” nhưng chắc ít người thắc mắc về thứ gọi là “âm thanh” mà chúng ta nghe được hàng ngày. Chính vì vậy, Minh Trí audiopro sẽ dành bài viết này để chia sẻ một số kiến thức về điều “hiển nhiên” mà nhiều người thường bỏ qua.

 

1. Âm thanh là gì?

Trước khi tìm hiểu các khái niệm ĐỊNH NGHĨA CƠ BẢN VỀ ÂM THANH , bạn cần phải biết âm thanh là gì? Một cách dễ hiểu nhất, âm thanh là hiện tượng vật thể rung động phát ra tiếng và lan truyền đi trong không khí. Tai của chúng ta nghe được âm thanh là nhờ màng nhĩ. Màng nhĩ nối liền với hệ thống thần kinh.

Quá trình thu nhận âm thanh diễn ra nhờ : làn sóng âm thanh từ vật thể rung động phát ra, được lan truyền đi trong không gian tới tai ta, làm rung màng nhĩ theo đúng nhịp điệu rung động của vật thể đã phát ra tiếng. Nhờ đó mà ta nghe được âm thanh. Còn không khí chính là môi trường truyền dẫn âm thanh.

Ngoài ra, âm thanh cũng truyền qua được một số chất khác như chất khí, chất lỏng, chất rắn… nhưng không lan truyền được qua khoảng chân không. Đây chính là lý do tại sao khi ở hai phòng cạnh nhau, chúng ta vẫn có thể nghe được tiếng động ở phòng bên kia.

Bên cạnh đó, có một số chất truyền dẫn âm rất kém. Ví dụ như các chất mềm, xốp như bông dạ hay cỏ khô…Các chất này còn có tên gọi là chất hút âm. Các chất này thường được làm vật liệu để lót tường nhằm cách âm ở các rạp hát, các phòng hát karaoke, phòng cách âm… để hút ẩm, giảm tiếng vang của âm thanh.

Vận tốc truyền lan của âm thanh phụ thuộc vào môi trường truyền âm. Trong hành trình truyền lan,  nếu gặp phải các chướng ngại vật như tường, núi đá, hàng cây… thì phần lớn năng lượng của âm thanh sẽ bị phản xạ trở lại, một phần nhỏ tiếp tục truyền về phía trước. Phần bị phản xạ lại biến thành nhiệt năng tiêu tán đi.

 

2. Các thuộc tính và định nghĩa cơ bản về âm thanh:

 

Tần số: Tần số của một số âm đơn là số lần dao động của không khí truyền dẫn âm trong một dây đồng hồ.  Tần số biểu thị độ cao của âm thanh, tiếng trầm có tần số thấp, tiếng bổng có tần số cao. Tần số âm thanh có đơn vị là Héc (Hz).

Tai người có thể nghe thấy được các tần số thấp tới 15 Hz và tần số cao tới 20.000 Hz. Dải tần số 16Hz đến 20.000Hz gọi là siêu âm.

Công suất âm thanh: Công suất âm thanh là năng lợng âm thanh đi qua một diện tích S trong một thời gian giây.
Công suất âm thanh P có thể tính bằng công thức:P = psv.Trong đó p là thanh áp, v là tốc độ dao động của một phần tử không khí tại đó và S là diện tích. Công suất âm thanh tính theo oát (W).

Áp suất âm thanh: Áp suất âm thanh còn có tên gọi khác là thanh áp. Âm thanh truyền đến đâu sẽ làm thay đổi áp suất không khí ở đó. Áp suất do âm thanh tạo thêm ra một điểm gọi là thanh áp. Đơn vị thanh áp là bar. Một bar là thanh áp tác động lên một diện tích 1cm2 một lực là 1 đin. 1 bar = 1đin/cm2.

Cường độ âm thanh: Cường độ âm thanh là công suất âm thanh đi qua một đơn vị diện tích là 1cm2.I = pv Ba đại lợng áp suất âm thanh, công suất âm thanh, cờng độ âm thanh gắn liền với nhau: P = IS – pvs. Cả ba đều biểu thị độ lớn nhỏ của âm thanh. Âm thanh có năng lợng càng lớn thì công suất, cường độ và áp suất của âm thanh càng lớn.

Trên đây là những khái niệm cơ bản và chung nhất Về Định Nghĩa Âm ThanhMinh trí audiopro muốn gửi tới các bạn để tham khảo . Mọi vấn đề thắc mắc và đặt hàng vui lòng liên hệ

Website: http://minhtriaudiopro.com/

Hotline : 0903.99.44.83 -  0939.31.11.22
VP : (028)66500.911

Công Ty TNHH AMỘT
83/23/12 Đường TX52,KP3, P.Thạnh Xuân, Q.12, TP.HCM

Videos:

.

 


Tin tức liên quan

Bình luận
0917.80.80.08