LOA ACTIVE VÀ LOA PASSIVE ? NÊN DÙNG LOA NÀO CHO BỘ DÀN ÂM THANH NHÀ BẠN?
20/03/2021
|
1187
|
0 Đánh giá
Bạn đang phân vân giữa việc chọn mua loa Active (loa tích hợp ampli bên trong) hay loa Passive? Bạn không biết nên chọn dòng loa nào phù hợp với dàn âm thanh nhà mình. Vậy Hãy để Minh Trí Audiopro chia sẻ rõ hơn về sự khác biệt giữa loa Active và loa Passive giúp bạn đưa ra sự lựa chọn đúng với nhu cầu của mình nhé.
Ví Dụ: một dàn âm thanh Hi-Fi thường có các thành phần cơ bản là một nguồn phát nhạc, một chiếc preamp (còn được gọi là rề), một chiếc poweramp, và một cặp loa. Nguồn phát nhạc có thể là một chiếc đầu CD, hay một thiết bị stream nhạc, hay một chiếc máy tính, hay một chiếc smartphone, hoặc thậm chí là 1 chiếc đầu đĩa than với dáng dấp hoài cổ.
Kế đến là một chiếc preamp làm nhiệm vụ tiếp nhận và chuyển đổi giữa các nguồn nhạc trong trường hợp bạn sử dụng nhiều hơn 1 nguồn phát. Đây cũng là thành phần đảm nhiệm chức năng kiểm soát và tăng giảm mức âm lượng của hệ thống.
Sau khi đã có nguồn phát và thành phần quản lý thô thì chúng ta bắt đầu cân tới sức vóc để đương công việc chính của hệ thống. Tín hiệu từ preamp sẽ được tiếp nhận bởi một chiếc poweramp và được khuếch đại lên tới cường độ đủ lớn để làm chủ cặp loa mà bạn sử dụng. Tuy nhiên thì chiếc ampli này sẽ không được kết nối trực tiếp tới các củ loa mà sẽ còn phải đi qua một bộ phân tần và tín hiệu sẽ được chia ra.
Có thể bạn sẽ thắc mắc là tại sao tín hiệu từ poweramp lại cần phải được chia ra trước khi dẫn tới các củ loa? Lấy ví dụ đơn giản là bạn đang sở hữu một mẫu loa 2 đường tiếng, mỗi chiếc loa sẽ có 2 củ loa với kích thước khác nhau. Củ loa nhỏ hơn được gọi là loa tweet sẽ tiếp nhận các tín hiệu âm thanh có tần số cao và tái tạo ra những âm thanh nhẹ nhàng, lảnh lót.
Củ loa lớn hơn được gọi là loa mid/bass sẽ đảm nhiệm các tín hiệu âm thanh có tần số ở tầm trung và tần số thấp và tái tạo ra những âm thanh trầm ấm, mạnh mẽ. Tương tự như vậy thì đối với trường hợp loa 3 đường tiếng, bộ phân tần sẽ chia tín hiệu ra làm 3 phần và chuyển tới các củ loa tweet, mid, và bass riêng biệt. Và đây chính là một mô hình cơ bản của các hệ thống âm thành sử dụng loa Passive.
Đối với trường hợp sử dụng loa Active thì sẽ có 1 chút khác biệt sau khi tín hiệu được dẫn ra khỏi preamp. Ở ngay tại điểm này thì tín hiệu dòng sẽ được dẫn qua mạch phân tần để chia ra và chuyển đến các ampli tích hợp rồi mới đi tới các củ loa. Đối với mô hình này thì chúng ta sẽ có nhiều hơn 1 chiếc poweramp và mỗi chiếc poweramp làm nhiệm vụ tiếp nhận một nhánh tín hiệu dòng.
Ngoài ra thì còn có một sự khác biệt nữa giữa 2 mô hình sử dụng loa Passive và loa Active kể trên, đó là ở trong mô hình sử dụng loa Active thì bộ phân tần sẽ làm việc với tín hiệu chưa được khuếch đại hay còn được gọi là tín hiệu dòng. Làm việc với mức tín hiệu thấp hơn cũng đồng nghĩa với việc bộ phân tần sẽ được thiết kế để tối ưu về độ chính xác hơn là tối ưu về mặt kiểm soát cường độ tín hiệu. Và đây cũng là lý do mà các hệ thống âm thanh phức tạp đều sử dụng mô hình này, hoặc như các mẫu loa cao cấp mà bạn thấy đang có mặt trên thị trường thì hầu hết sẽ là loa Active. Với công nghệ hiện nay thì việc tích hợp ampli vào bên trong loa đang là xu hướng của các hãng sản xuất âm thanh lớn hàng đầu thế giới để giảm chi phí phối ghép cho người sử dụng.
Đâu là lựa chọn tốt nhất? Loa Active (loa tích hợp ampli) hay loa Passive?
Về mặt lý thuyết thì đúng là những hệ thống âm thanh sử dụng loa Active (hay còn gọi là loa tích hợp Ampli) sẽ được hưởng những lợi ích kể trên. Thế nhưng trên thực tế thì sẽ có khá nhiều khó khăn phát sinh ở khâu sản xuất khiến cho việc tìm được một mẫu loa Active ưng ý cũng sẽ là điều hề không đơn giản. Có rất ít những hãng sản xuất loa có thể kiêm thêm vai trò là nhà sản xuất ampli tự cung cấp.
Và giải pháp mà họ tìm đến đó là đặt hàng những chiếc ampli tích hợp từ các chuỗi cung ứng OEM và điều này đã tạo ra sự phân mảnh trong khâu thiết kế và lắp ráp. Kết quả cuối cùng là không có nhiều mẫu loa Active trên thị trường được sản xuất đạt đến chất lượng tối ưu như kỳ vọng của nhà sản xuất và khách hàng. Thêm vào đó thì những hệ thống âm thanh sử dụng loa Active cũng sẽ bị giới hạn về khả năng nâng cấp về sau này. Những chiếc ampli tích hợp sẽ khó có thể được thay thế một cách thuận lợi và an toàn.
Nhưng với những hệ thống âm thanh tích hợp gọn nhẹ như vậy, người dùng không còn phải lo lắng chuyện set-up một không gian nghe nhạc tiêu chuẩn, vốn là yếu tố thách thức nhất trong cuộc chơi âm thanh. Nếu là những người chưa có kinh nghiệm phối ghép bạn hãy dùng những hệ thống loa tích hợp ampli bên trong đã được hãng nghiên cứu và tối ưu về mọi mặt để tránh tình trạng mất nhiều chi phí, thời gian và công sức mà vẫn không được vừa lòng. chính vì thế mà việc bạn cần làm lúc này là lái xe tới một showroom audio uy tín và trải nghiệm những mẫu loa bookshelf có hỗ trợ kết nối Bluetooth đang được ưa chuộng ở các phân khúc giá thành khác nhau.sau đó lắng nghe các chuyên viên tư vấn tại showroom audio uy tín để xác định nhu cầu sử dụng của mình Và Minh Trí Audiopro hi vọng rằng bài viết loa active và loa passive ? nên dùng loa nào cho dàn âm thanh nhà bạn có thể phần nào giúp bạn tiến đến gần hơn với lựa chọn phù hợp nếu bạn đang có ý định muốn tìm mua một mẫu loa nghe nhạc trước thềm hè 2021.
Mọi thông tin cần tư vấn và đặt hàng xin liên hệ
Hotline: 0903.99.44.83 - 0939.31.11.22
VP : (028)66500.911
hoặc Website: http://minhtriaudiopro.com/
Ghé ngay qua Minh Trí audiopro tại địa chỉ
Công Ty TNHH AMỘT
83/23/12 Đường TX52,KP3, P.Thạnh Xuân, Q.12, TP.HCM
Tin tức liên quan
Xem thêm